CSS là gì? Tầm quan trọng của ngôn ngữ CSS đối với Website

Mặc dù website đã trở nên khá phổ biến, thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về cấu trúc của trang web, hay cụ thể là về CSS. Vậy CSS là gì? Bố cục và cấu trúc của CSS, ưu nhược điểm của CSS ra sao? Hãy cùng Mẫu website 24h đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

CSS là gì?

CSS (Cascading Style Sheets), là một ngôn ngữ được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu (HTML). Nói cách dễ hiểu hơn CSS là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web. Có thể hiểu rằng, nếu HTML đóng vai trò định dạng các phần tử trên website như việc tạo ra các đoạn văn bản, các tiêu đề, bảng,…thì CSS sẽ giúp chúng ta có thể thêm style vào các phần tử HTML đó như màu sắc trang, đổi bố cục, đổi màu chữ, thay đổi cấu trúc, font chữ,…

css là gì

CSS được phát triển bởi World Wide Web Consortium vào năm 1996, vì HTML không được thiết kế để gắn tag để giúp định dạng trang web.

CSS hoạt động dựa vào các vùng chọn, vùng chọn có thể là tên một thẻ HTML, tên một ID, class hay nhiều kiểu khác. Sau đó là nó sẽ áp dụng các thuộc tính cần thay đổi lên vùng chọn đó.

Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của CSS

Ưu điểm của CSS

CSS giúp giải quyết vấn đề của HTML

HTML không có các phần tử để có thể định dạng cho trang web. HTML chỉ được sử dụng để tạo nội dung cho trang. Các phần tử như <font> và các thuộc tính màu sắc được thêm vào HTML 3.2, đó là điểm khó khăn, việc phát triển một website lớn mà thêm những thông tin về font hay màu sắc vào từng trang đòi hỏi mất rất nhiều thời gian.

Để có thể giải quyết được vấn đề này, W3C (World Wide Web Consortium) đã tạo ra CSS, giúp loại bỏ việc định dạng kiểu cách ra khỏi trang HTML. Những định nghĩa liên quan đến kiểu cách được đưa vào tập tin .css và nhờ vào tập tin stylesheet ngoài, bạn có thể thay đổi toàn bộ website chỉ bằng một tập tin duy nhất.

css là gì

Khả năng tiết kiệm thời gian

CSS khi sử dụng có thể viết lần đầu, đồng thời sử dụng lại trong các trang HTML tiếp theo. Không chỉ vậy, chúng ta còn có thể xác định được một kiểu cho từng thành phần HTML và cũng áp dụng được cho các trang web khác khi cần thiết.

CSS giúp khả năng tải trang nhanh chóng

Đặc điểm của CSS khi sử dụng là ít mã hơn. Vì thế mà thời gian tải xuống nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian một cách đáng kể. Khi viết được một quy tắc CSS của một thẻ cụ thể và lúc này chúng ta có thể áp dụng nó cho mọi lần xuất hiện tiếp theo của thẻ đó, đồng thời hoàn toàn không cần tiến hành thay đổi thuộc tính của thẻ HTML.

Dễ dàng khi thực hiện bảo trì

Khi cần thiết, chúng ta chỉ cần thay đổi một kiểu và mọi thành phần trong tất cả những website thì lúc này CSS sẽ hỗ trợ cập nhật hoàn toàn tự động.

CSS sở hữu thuộc tính rộng

CSS được đánh giá cao bởi sở hữu các thuộc tính rộng hơn nếu đánh giá và so sánh với HTML.

Khả năng tương thích tốt

Khả năng tương thích với nhiều thiết bị cũng là ưu điểm của CSS. Cùng sử dụng một tài liệu HTML song với nhiều phiên bản website khác nhau được trình bày ở từng thiết bị di động đều được hỗ trợ tốt, có độ tương thích cao.

Nhược điểm của CSS

Cùng với những ưu điểm thì CSS khi đưa vào sử dụng còn tồn tại những hạn chế cần được cải thiện. Trước khi ứng dụng đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết để giảm thiểu rủi ro. Trong đó những hạn chế chính là:

CSS hoạt động khác biệt cho từng trình duyệt

Với những thay đổi ban đầu của CSS trên một website rất dễ dàng. Tuy nhiên, khi thay đổi đã được thực hiện đòi hỏi chúng ta phải xác nhận được tính tương thích khi CSS hiển thị hiệu ứng thay đổi tương tự cho từng trình duyệt. Điều này xuất hiện do CSS sẽ hoạt động khác biệt cho từng trình duyệt cụ thể.

Khá khó khăn cho người mới

Ngôn ngữ lập trình phát triển đa dạng và rất phúc tạp, đặc biệt là khó khăn với những ai mới bắt đầu. Vì thế, với nhiều cấp độ của CSS thì việc tìm hiểu, có thể nắm bắt để sử dụng càng trở nên khó khăn hơn.

Định dạng của web có khả năng gặp rủi ro

CSS là hệ thống dựa trên văn bản mở nên việc truy cập khá dễ dàng. Điều này khiến định dạng toàn bộ của web hoàn toàn có thể chịu rủi ro, gặp gián đoạn khi có hành động, hoặc vấn đề nào xảy ra với tệp. Lúc này nó sẽ yêu cầu truy cập đọc hoặc ghi vào web dự định để có thể ghi đè lên được các thay đổi.

CSS hoạt động như thế nào?

CSS sử dụng cấu trúc tiếng Anh khá đơn giản tạo ra bộ quy tắc mà bạn có thể tận dụng. Như đã nói, HTML không được dùng để tạo ra phong cách cho các yếu tố, HTML chỉ đánh dấu từng phần để biết được yếu tố đó là gì. Ví dụ như: <p>Đây là ví dụ.</p>.

Làm thế nào để tạo ra phong cách cho văn bản đó? Syntax của CSS rất đơn giản, có phần block chọn và block khai báo, bạn có thể chọn một yếu tố và khai báo làm gì với nó. Tuy vậy, có một số quy tắc bạn cần lưu ý và ghi nhớ.

Selector sẽ trỏ về yếu tố HTML bạn muốn tạo ra phong cách. Block khai báo sẽ bao gồm một hoặc nhiều khai báo cách nhau bởi dấu chấm phẩy. Mỗi khai báo sẽ bao gồm một tên CSS và giá trị, được cách nhau bởi dấu 2 chấm. Khai báo CSS sẽ luôn kết thúc bằng dấu chấm phẩy, block khai báo đặt đặt trong dấu ngoặc nhon.

Bố cục và cấu trúc một đoạn CSS

Bố cục của một đoạn CSS

Bố cục CSS thường chủ yếu dựa vào hình hộp, mỗi hộp đều chiếm những khoảng trống trên trang của bạn với những thuộc tính như:

  • Padding: Gồm không gian xung quanh nội dung (ví dụ: xung quanh đoạn văn bản).
  • Border: Là đường liền nằm ngay bên ngoài phần đệm.
  • Margin: Là khoảng cách xung quanh bên ngoài của phần tử.

Cấu trúc của một đoạn CSS

Một đoạn CSS bao gồm các phần như sau: 

vùng chn { thuộc tính : giá trị; thuộc tính: giá trị;.....  }

Nghĩa là nó sẽ được khai báo bằng vùng chọn, sau đó các thuộc tính và giá trị sẽ nằm bên trong cặp dấu ngoặc nhọn {}. Mỗi thuộc tính sẽ luôn có một giá trị riêng, giá trị đó có thể là dạng số hay các tên giá trị trong danh sách có sẵn của CSS. Phần giá trị và thuộc tính được ngăn cách nhau bởi dấu hai chấm, và mỗi một dòng khai báo thuộc tính sẽ luôn có dấu chấm phẩy ở cuối. Một vùng chọn không giới hạn thuộc tính.

Các phần này được định nghĩa như sau: 

  • Bộ chọn (Selector): Là mẫu để chọn phần tử HTML mà bạn muốn định nghĩa phong cách. Các selector được áp dụng cho các trường hợp sau:
    • Tất cả phần tử theo một dạng cụ thể nào đó, ví dụ phần tử tiêu đề H1.
    • Thuộc tính ID và Class của các phần tử.
    • Các phần tử dựa vào mối liên quan với các phần tử khác trong cây phân cấp tài liệu.
  • Khai báo (Declaration): Khối khai báo sẽ chứa một hoặc nhiều khai báo, ngăn cách với nhau bằng các dấu chấm phẩy. Mỗi khai sẽ báo gồm tên và giá trị đặc tính CSS, ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Khai báo CSS luôn kết thúc bằng dấu chấm phẩy, khối khai báo nằm trong các dấu ngoặc móc. Trong ví dụ dưới đây, các phần tử <p> sẽ được căn giữa, chữ màu đỏ.
    p {  color: red; text-align: center;}
  • Thuộc tính (Properties): Những cách mà bạn có thể tạo kiểu cho một phần tử HTML. Trong trường hợp này thì color được xem là một trong những  thuộc tính của phần tử p. Chính vì thế, với CSS thì bạn chỉ cần lựa chọn thuộc tính mà chính bạn muốn tác động nhất trong bộ quy tắc của mình.
  • Giá trị thuộc tính: Ở bên phải của thuộc tính sau dấu hai chấm (:), chúng ta sẽ sở hữu giá trị thuộc tính mà việc lựa chọn trong số đó sẽ xuất hiện nhiều lần để có thể cho một thuộc tính cụ thể nào đó.

HTML được dùng để thêm nội dung và mô tả ý nghĩa của từng nội dung sử dụng các thẻ, tuy nhiên nó không quy định cách thức hiển thị các nội dung trên trang như thế nào.

Ngược lại, CSS không được sử dụng để thêm nội dung hay mô tả ý nghĩa của nội dung trên trang. CSS được sử dụng để thiết lập cách trình bày hay hiển thị của nội dung trên trang web.

Các phiên bản của CSS

CSS được xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 10/10/1994 bởi Håkon Wium Lie. Sau đó, các phiên bản của CSS dần được hình thành qua nhiều giai đoạn. Từ lúc xuất hiện đến nay, CSS đã xuất hiện nhiều phiên bản khác nhau. Các phiên bản mới sẽ giúp vá các lỗi của phiên bản cũ và mang đến nhiều cải tiến hơn.

Phiên bản 1

Với phiên bản đầu tiên CSS có những đặc điểm cụ thể như: thuộc tính font chữ, màu văn bản, hình nền, các thuộc tính văn bản, căn lề, định vị cho các yếu tố, nhận dạng duy nhất và phân loại chung các nhóm thuộc tính.

Phiên bản 2

CSS phiên bản 2 được W3C (World Wide Web Consortium) phát triển vào tháng 5 năm 1998. Với những cải tiến từ phiên bản CSS đầu tiên và mang đến những cải tiến mới như định vị tuyệt đối, tương đối và cố định các yếu tố chỉ mục z. Khái niệm về các loại phương tiện, hỗ trợ cho các biểu định kiểu âm thanh và văn bản hai chiều. Xuất hiện các kiểu font chữ mới để định dạng cho văn bản.

CSS 2.1

Sau phiên bản 2, tháng 4 năm 2011, CSS 2.1 được release . Với mục đích sửa lỗi và loại bỏ những tính năng kém hoặc không tương thích cho người dùng.

CSS3

CSS3 là phiên bản thay thế cho CSS2 với sự thay đổi đáng chú ý là module. Các module có khả năng mở rộng các tính năng được xác định trong CSS2. Nhằm duy trì khả năng tương thích ngược.

Đặc biệt, CSS3 mang đến các bộ chọn (selector) và thuộc tính (properties) mới cho phép linh hoạt hơn với bố cục và trình bày trang. Nhờ đó, người lập trình có thể tạo ra các hiệu ứng hình ảnh mà không cần tạo ra hình ảnh trước đó.

CSS 4

CSS 4 là phiên bản kế thừa CSS 3 hiện vẫn đang được cập nhật, phát triển và được dự đoán sẽ có rất nhiều phương thức mới được thêm vào như: Mutability, Hyperlink…

Hướng dẫn nhúng CSS vào website

Để CSS có thể thực thi trên website hoặc HTML Documents thì phải tiến hành nhúng CSS vào website. Nếu không, các định dạng CSS sẽ không thực thi trên HTML. Mẫu website sẽ hướng dẫn các bạn 3 cách nhúng CSS vào website như sau:

  • Inline CSS – Nhúng trực tiếp vào tài liệu HTML thông qua cặp thẻ <style> </style>.
  • Internal CSS – Sử dụng thẻ <style> bên trong thẻ <head> của HTML để tạo ra nơi viết mã CSS.
  • External CSS – Tạo một tập tin .css riêng và nhúng vào tài liệu HTML thông qua cặp thẻ <link>.
    css là gì
    cách nhúng css vào website

Inline CSS

Đặt thuộc tính style vào thẻ mở của phần tử HTML, giá trị của thuộc tính style là các cặp thuộc tính định dạng CSS. Mã CSS chỉ tác động lên phần tử đó.

Internal CSS

Đặt các cặp thuộc tính định dạng CSS vào bên trong cặp thẻ <style type=”text/css”></style>

Cặp thẻ <style type=”text/css”></style> thì được đặt bên trong cặp thẻ <head></head>

External CSS

Với External CSS: Đặt các thuộc tính định dạng vào bên trong tập tin CSS. Đây là một tập tin hoàn toàn độc lập so với file (File này thường được đặt phần mở rộng là .css) sau đó dùng thẻ link <link rel=”stylesheet” type=”text/css” href=”đường dẫn đến tập tin CSS”> đặt ở phần head (cặp thẻ <head></head> của các tập tin HTML) để có thể thực hiện nhúng tập tin CSS vào trang web.

Lời kết

Qua những chia sẻ của Mẫu Website 24h, về khái niệm CSS là gì và các kiến thức cơ bản của CSS. Hi vọng các bạn thể hiểu được khái niệm CSS và tầm quan trọng của nó đối với website, qua đó cân nhắc tìm hiểu và sử dụng một cách hữu ích khi viết một trang web bằng HTML. Mong bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn thành công. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Mẫu Website 24h – Dịch vụ thiết kế website hàng đầu Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *